Kiểm tra độ nghiêng công trình chính, công trình lân cận do ảnh hưởng trong quá trình thi công. Trên cơ sở các số liệu quan trắc cảnh báo hiện trường nghiêng bất thường vượt quá tiêu chuẩn cho phép, ảnh hưởng đến chất lượng công trình,…

1. Mục đích quan trắc nghiêng công trình

Kết quả quan trắc được nhằm giúp kiểm chứng kết quả tính toán trong thiết kế, kiểm soát các tác động của thi công, thúc đẩy hoặc trì hoãn tiến độ thi công và xử lý nhằm không để xảy ra sự cố.

Quan trắc nghiêng công trình lân cận và quan trắc nghiêng công trình chính nhằm đánh giá mức độ nghiêng của công trình, từ đó tính toán một số thông số đánh giá độ ổn định công trình theo tiêu chuẩn quy định

2. Tiêu chuẩn áp dụng quan trắc nghiêng

TCVN 9364:2012:Nhà cao tầng – Kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công

TCVN 9398-2012: Công tác trắc địa trong công trình – Yêu cầu chung

TCVN 9400:2012 “Nhà và công trình xây dựng dạng tháp – Xác định độ nghiêng bằng phương pháp trắc địa”

TCVN 9381:2012 “Hướng dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà”.

3. Thiết bị và biện pháp quan trắc nghiêng

3.1 Thiết bị quan trắc nghiêng

Mốc đo nghiêng
Hạng mục Thông số kỹ thuật
Vật liệu mốc nghiêng Gương dán
Thiết bị đo nghiêng
Hạng mục Thông số kỹ thuật
Xuất xứ Thụy sĩ
Thiết bị đo        Máy toàn đạc điện tử Leica TCR802 power hoặc máy có độ chính xác         tương đương
Độ chính xác đo góc ±2”
Góc chia nhỏ nhất 1”
Độ chính xác đo cạnh ± (2mm + 2ppm)

3.2 Phương pháp quan trắc nghiêng (phương pháp tọa độ)

Mỗi vị trí thiết kế lắp đặt một gương dán tại độ cao phù hợp với vị trí và kết cấu công trình nhằm đánh giá được độ nghiêng tốt nhất và vị trí ổn định nhất.

Giá trị nghiêng từng mốc trong mỗi chu kỳ đo được xác định dựa trên sự chênh lệch toạ độ giữa các lần đo và chu kỳ tiếp theo.

Phương pháp quan trắc nghiêng được dựa theo nguyên lý chênh lệch tọa độ theo phương trục X, trục Y.

Phương phaùp và độ chính xác đo lưới cơ sở theo yêu cầu (Bảng 3, trang 16, TCVN 9398:2012)

  • Độ chính xác đo đạc lưới tọa độ cơ sở, phương pháp đo, các chỉ tiêu giới hạn sai số cho phép áp dụng theo lưới đường chuyền cấp 1. Sai số trung phương đo góc M = 5’’, sai số khép giới hạn tương đối cho phép, fs/[S]≤1/15000, sai số giới hạn khép góc đường chuyền 10” n (với n là số góc trong đường chuyền).
  • Lưới quan trắc nghiêng này được đo đạc với độ chính xác tương đương đường chuyền cấp 2.

Các điểm quan trắc nghiêng với sai số trung phương đo góc M = 10’’, sai số khép giới hạn tương đối cho phép, fs/[S]≤1/10000.

4. Báo cáo kết quả quan trắc nghiêng công trình

4.1 Xử lý số liệu

Xác định tọa độ X, Y các điểm đo nghiêng và sử dụng phần mềm CAD MAP để vẽ đồ hình công trình.

Khoảng cách ngang thành phần tích lũy được tính theo công thức:

Khoảng cách ngang toàn phần được tính theo công thức:

Khoảng cách ngang tương đối thành phần:

Hướng nghiêng tính theo công thức:

Do đó, độ nghiêng toàn phần tính theo công thức:

 

4.2 Giới hạn cảnh báo

Dựa theo TCVN 9381:2012, mục 5.2.3.4 và mục 5.2.5.4

– Mức cảnh báo 1: Khi độ nghiêng toàn phần vượt quá 0.2% x H.

– Mức cảnh báo 2: Khi độ nghiêng toàn phần vượt quá 0.5% x H.

– Mức cảnh báo 3: Khi độ nghiêng toàn phần vượt quá 0.7% x H.

Trong đó: H là chiều cao của mốc quan trắc so với mặt đất

4.3 Trình bày kết quả

5. Đo nghiêng bằng thiết bị đo nghiêng điện tử.

 

Trong quá trình thi công để kiểm tra sự thay đổi độ nghiêng công trình đang xây dựng và công trình lân cận. Người ta có thể dùng thiết bị đo nghiêng điện tử Tiltmeter với độ chính xác là 0.1′. Cấu tạo của nó gồm 3 phần chính:

– Bộ phận phần tử chạy đo nghiêng

– Bộ phận đọc số

– Bộ phận bản đầu đo

Phần tử chạy cho tín hiệu tương ứng với độ nghiêng của bản đầu đo gắn trên tường. Khi đo, phần tử chạy này áp tiếp xúc với 3 điểm chân của bản đầu đo. Bản đầu đo được chế tạo bằng thép, có đường kính 150mm, trên bản có 4 chân máy tròn đường kính 13 mm tạo thành hình vuông có cạnh là 75 mm.

0983 511 755