Khái niệm công ty, thẩm định giá công ty
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, và hội nhập kinh tế thế giới ngày càng diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, việc các công ty được thành lập và phát triển ngày càng mạnh mẽ cũng là lẽ tất yếu theo xu hướng phát triển của thời đại. Việc thẩm định giá công ty trở thành một trong những thước đo quan trọng xác định giá trị tài sản của công ty. Đây cũng được đánh giá là dịch vụ hàng đầu trong hoạt động thẩm định giá hiện nay.
Vậy khái nệm công ty và thẩm định giá công ty được định nghĩa như thế nào? Công ty là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Thẩm định giá công ty là quá trình đánh giá hay ước lượng giá trị công ty trên thị trường nhằm đảo bảo quyền và lợi ích mang lại cho chủ sở hữu công ty. Quá trình này do thẩm định viên chuyên nghiệp thực hiện.
Xem thêm:
Thẩm định giá hàng hóa dịch vụ
Thẩm định giá vay vốn ngân hàng
Vai trò, mục đích của thẩm định giá công ty
Vai trò
Việc đánh giá tiềm lực của một công ty phần lớn dựa và kết quả thẩm định tài sản công ty đó. Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính, chứng khoán thì kết quả thẩm định giá công ty càng đóng vai trò quan trọng. Nó cung cấp một bức tranh tổng quát về giá trị của một công ty, là tiền đề cơ sở cho mọi hoạt đông của công ty cũng như thu hút khách hàng đối viws cong ty đó, cụ thể:
Hỗ trợ các cơ quan quản lý, ban ngành nhà nước nắm được tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh và giá trị của công ty để có chính sách quản lý cụ thể đối với từng công ty như: thu thuế thu nhập công ty, thuế tài sản, các loại thuế khác.
Giúp công ty đưa ra những giải pháp cải tiến trong quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kiểm soát lợi nhuận của công ty.
Là cơ sở để giải quyết, xử lý tranh chấp nảy sinh giữa các cổ đông của công ty khi phân chia cổ phần, góp vốn, vi phạm hợp đồng…
Là tiền đề cho các tổ chức, cá nhân đầu tư đưa ra quyết định mua-bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán do công ty phát hành trên thị trường tài chính; cũng như là cơ sở để sáp nhập, chia tách, giải thể, thanh lý…
Mục đích
Nhằm mua,bán, sát nhập, liên doanh liên kết, thanh lý công ty.
tư, góp vốn, mua – bán chứng khoán của công ty.
Cổ phần hóa, niêm yết chứng khoán trên thị trương chứng khoán.
Cơ sở trong vay vốn, đầu tư kinh doanh.
Thực hiện các nghĩa vụ về thuế.
Giải quyết, xử lý tranh chấp.
Quy trình thẩm định giá công ty
Bước 1: Nhận yêu cầu thẩm định
Tiếp nhận yêu cầu thẩm định từ khách hàng, tiến hành kí hợp đồng, lập hồ sơ tài sản định giá. Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.
Bước 2: Lập kế hoạch thẩm định giá công ty
Tiến hành xác định các yếu tố về cung, cầu thích hợp với chức năng, đặc tính và các quyền gắn liền với công ty.
Xác định các tài liệu cần thu thập về thị trường, về tài sản công ty, tài liệu so sánh.
Xác định và phát triển các nguồn tài liệu, đảm bảo nguồn tài liệu đáng tin cậy và phải được kiểm chứng.
Xây dựng tiến độ nghiên cứu, xác định trình tự thu thập và phân tích dữ liệu, thời hạn cho phép của trình tự phải thực hiện.
Bước 3: Tìm hiểu công ty và thu thập tài liệu
Trong bước này có hai nội dung thẩm định viên cần thực hiên: Khảo sát hiện trường, thu thập thông tin và phân tích thông tin.
Khảo sát hiện trường
Khảo sát giá trị thực tế của công ty, các thông số liên quan đến công ty để có những đánh giá khách quan nhất về giá trị của công ty. Trong quá trình khảo sát, để có đầy đủ chứng cứ cho việc thẩm định giá, thẩm định viên cần chụp ảnh, video công ty theo các dạng (tòan cảnh, chi tiết), kiểm kê tài sản, khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của công ty.
các hướng khác nhau.
Thu thập thông tin.
Các thông tin liên quan đến chi phí, giá bán, lãi suất, thu nhập của công so sánh.
Các thông tin về tính pháp lý của tài sản công ty
Để thực hiện thẩm định giá công ty, thẩm định viên phải dựa trên những thông tin thu thập từ các nguồn khác nhau như: khảo sát thực địa; các giao dịch mua bán, phỏng vấn, thông tin qua các trang bá chí chính thống, thông tin qua các văn bản pháp lý có liên qua đến cong ty đó.Thẩm định viên phải nêu rõ nguồn thông tin trong báo cáo thẩm định giá và phải được kiểm chứng để bảo đảm độ chính xác của thông tin.
Phân tích thông tin.
Là quá trình đánh giá tác động của các yếu tố đến mức giá của công ty cần thẩm định. Phân tích những thông tin từ khảo sát hiện trường tài sản. Phân tích những đặc trưng của thị trường tài sản công ty cần thẩm định giá.
Bước 4: Xác định pương pháp thẩm định giá, phân tích số liệu, tư liệu và ước tính giá trị doanh nghiệp
Thẩm định viên cần phân tích rõ mức độ phù hợp của một hoặc nhiều phương pháp trong thẩm định giá được sử dụng với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty với mục đích thẩm định giá.
Thẩm định viên cần nêu rõ trong báo cáo thẩm định phương pháp thẩm định giá nào được sử dụng làm căn cứ chủ yếu, phương pháp thẩm định giá nào được sử dụng để kiểm tra chéo, từ đó đi đến kết luận cuối cùng về giá trị thẩm định
Bước 5 Lập báo cáo và chứng thưc kết quả thẩm định giá.
Nội dung báo cáo, chứng thư thẩm định giá thực hiện theo quy định tại tiêu chuẩn số 04 (TĐGVN 04) về “Báo cáo kết quả, hồ sơ, chứng thư thẩm định giá.”
Dựa trên bản báo cáo của thẩm định viên và tổ thẩm định, ban lãnh đạo sẽ tiến hành thẩm định giá đói với công ty và đưa ra kết quả cuối cùng. Kết quả được ghi nhận, bảo lưu. Kết thúc quy trình thẩm định.
Hồ sơ thẩm định giá công ty
Giấy yêu cầu thẩm định giá do khách hàng lập (có mẫu kèm theo)
Các chứng từ khác có liên quan công ty phục vụ cho việc thẩm định.
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Bạn muốn tư vấn về các dịch vụ thẩm định giá? Chỉ cần gửi thông tin của bạn và chúng tôi sẽ liên lạc ngay.