Thẩm định giá tài sản là gì?

Thẩm định giá tài sản là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

Vì sao phải thẩm định giá tài sản?

Tài sản thẩm định giá được chia làm 2 nhóm: 1 nhóm tài sản thẩm định thuộc tài sản của tổ chức, cá nhân cần thẩm định. 2 nhóm tài sản mà nhà nước phải thẩm định giá theo quy định của pháp luật về quản lý sử dụng tài sản của nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan

Theo đó đối với nhóm tài sản thuộc tài sản của tổ chức cá nhân cần thẩm định thì đó là nhu cầu của khách hàng để đảm bảo xác định được chính xác nhất giá trị tài sản của mình để tiến hành mua, bán, chuyển nhượng, đầu tư,.. Tại mỗi thời điểm thì giá trị của tài sản mà bạn sở hữu sẽ có giá trị khác nhau do đó để đảm bảo được việc định giá chính xác nhất là tiến hành thẩm định giá ytij tài sản đó.

Thẩm định giá tài sản của công ty Deloitte

Đối với tài sản cần phải thẩm định theo yêu cầu của nhà nước thì Chính Phủ đã ban hành nghị định hiện hành tại điều 15 Nghị định 170/200/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh giá quy định tài sản NN phải thẩm định.

Xem thêm:

+ Thẩm định giá hàng hóa dịch vụ

+ Thẩm định để vay vốn ngân hàng

Quy trình thẩm định giá tài sản

Bước 1: Nhận yêu cầu thẩm định

Tiếp nhận yêu cầu thẩm định từ khách hàng, tiến hành kí hợp đồng, lập hồ sơ tài sản định giá. Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.

Bước 2: Lập kế hoạch thẩm định giá tài sản

Tiến hành xác định các yếu tố về cung, cầu thích hợp với chức năng, đặc tính và các quyền gắn liền với tài sản được mua/bán và đặc điểm thị trường.

Xác định các tài liệu cần thu thập về thị trường, về tài sản, tài liệu so sánh.

Xác định và phát triển các nguồn tài liệu, đảm bảo nguồn tài liệu đáng tin cậy và phải được kiểm chứng.

Xây dựng tiến độ nghiên cứu, xác định trình tự thu thập và phân tích dữ liệu, thời hạn cho phép của trình tự phải thực hiện.

Bước 3: Lập đề cương báo cáo kết quả thẩm định giá.

Trong bước này có hai nội dung thẩm định viên cần thực hiên: Khảo sát hiện trường, thu thập thông tin.

Khảo sát hiện trường

Tùy vào mỗi loại tài sản khác nhau Công ty sẽ cử thẩm định viên trực tiếp khảo sát hiện trường.

Khảo sát giá trị thực tế của tài sản, các thông số liên quan đến tài sản để có những đánh giá khách quan nhất về giá trị của tài sản

Trong quá trình khảo sát, để có đầy đủ chứng cứ cho việc thẩm định giá, thẩm định viên cần chụp ảnh tài sản theo các dạng (tòan cảnh, chi tiết), các hướng khác nhau.

Thu thập thông tin.

Bên cạnh thông tin, số liệu thu thập từ khảo sát hiện trường, thẩm định viên phải thu thập các thông tin sau:

Các thông tin liên quan đến chi phí, giá bán, lãi suất, thu nhập của tài sản so sánh.

Các thông tin về yếu tố cung – cầu, lực lượng tham gia thị trường, động thái người mua – người bán tiềm năng.

Các thông tin về tính pháp lý của tài sản.

Để thực hiện thẩm định giá tài sản, thẩm định viên phải dựa trên những thông tin thu thập từ các nguồn khác nhau như: khảo sát thực địa; các giao dịch mua bán, phỏng vấn, thông tin qua các trang bá chí chính thống, thông tin qua các văn bản pháp lý có liên qua đến tài sản. Thẩm định viên phải nêu rõ nguồn thông tin trong báo cáo thẩm định giá và phải được kiểm chứng để bảo đảm độ chính xác của thông tin.

Phân tích thông tin.

Là quá trình đánh giá tác động của các yếu tố đến mức giá của tài sản cần thẩm định. Phân tích những thông tin từ khảo sát hiện trường tài sản. Phân tích những đặc trưng của thị trường tài sản cần thẩm định giá Phân tích về khách hàng: Phân tích về việc sử dụng tốt nhất và tối ưu tài sản.

Bước 4: Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá

Thẩm định viên cần phân tích rõ mức độ phù hợp của 01 hoặc nhiều phương pháp trong thẩm định giá được sử dụng với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của tài sản và với mục đích thẩm định giá.

Thẩm định viên cần nêu rõ trong báo cáo thẩm định phương pháp thẩm định giá nào được sử dụng làm căn cứ chủ yếu, phương pháp thẩm định giá nào được sử dụng để kiểm tra chéo, từ đó đi đến kết luận cuối cùng về giá trị thẩm định

Bước 5: Lập báo cáo và chứng thư kết quả thẩm định giá.

Nội dung báo cáo, chứng thư thẩm định giá thực hiện theo quy định tại tiêu chuẩn số 04 (TĐGVN 04) về “Báo cáo kết quả, hồ sơ, chứng thư thẩm định giá.”

Dựa trên bản báo cáo của thẩm định viên và tổ thẩm định, ban lãnh đạo sẽ tiến hành thẩm định giá của tài sản và đưa ra kết quả cuối cùng. Kết quả được ghi nhận, bảo lưu. Kết thúc quy trình thẩm định.

Hồ sơ thẩm định giá tài sản

Giấy yêu cầu thẩm định giá do khách hàng lập (có mẫu kèm theo)

Danh mục tài sản cần thẩm định giá

Các chứng từ khác có liên quan tới tài sản phục vụ cho việc thẩm định.

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

Bạn muốn tư vấn về các dịch vụ thẩm định giá? Chỉ cần gửi thông tin của bạn và chúng tôi sẽ liên lạc ngay.

    0983 511 755